Dạy làm Kế toán Thực tế

HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ

(Đảm bảo thành nghề)
Đối tượng:
-         Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chưa có kinh nghiệm
-         Tốt nghiệp PTTH, Hoặc học các ngành khác muốn chuyển sang làm kế toán
-         Kế toán viên đang làm tại các Doanh nghiệp muốn nâng cao nghiệp vụ…
-         Các Giám đốc muốn học để quản lý công việc Kế toán trong Doanh nghiệp
Nội dung khóa học:
-         Dạy thủ tục mua hóa đơn, cách viết hóa đơn, cách phòng ngừa và hạn chế lỗi sai trong kế toán.
-         Dạy cách tính thuế, kê khai thuế, hạch toán thực tế vào sổ sách, lập BCTC
-         Dạy trên chứng từ thực tế theo chế độ Kế toán mới nhất
-         Dạy thủ thuật Kế toán, thủ thuật cân đối Lãi lỗ cho doanh nghiệp
-         Cách quản lý sổ sách bằng phần mềm Kế toán Excel, Thực hành Kế toán trên Excel
-         Giáo viên hướng dẫn là Kế toán trưởng, là quản lý ở công ty Kế toán, Kiểm toán có nhiều năm kinh nghiệm
Phương pháp học:
-         Hệ thống lý thuyết và thực hành bằng tay, bằng máy theo các tình huống thực tế thường xuyên xảy ra tại các Doanh nghiệp.
-         Đầy đủ giáo trình bằng số liệu công ty thực tế cho học viên thực tập
-         Môi trường thân thiện, học viên được coi như nhân viên thực thụ.
Lịch học: – Sáng từ 9h – 11h15               – Chiều từ 2h – 4h15               – Tối từ 6h30 – 8h45
Thời gian học: 20 buổi
Lịch khai giảng: 10 ngày khai giảng một lớp. Mỗi lớp không quá 15 Học viên.
Học phí1.650.000VND/khoá. (Sinh viên được giảm học phí 10%)
Kết quả:
-         Học xong khóa học tại văn phòng có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm
-         Học viên tự tin khi đi phỏng vấn tuyển dụng và làm chủ công việc kế toán, có thể tư vấn cho giám đốc về tình hình quản lý của doanh nghiệp.
Kết thúc khóa học:
Được tư vấn hỗ trợ dài hạn, do Giáo viên và nhân viên Công ty DV Kế toán- Kiểm toán trực tiếp giải đáp,
-        Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học Kế toán tổng hợp thực tế tại Công ty,
-        Được đăng ký thi cấp một số loại chứng chỉ Kế toán Thực hành Tổng hợp có giá trị trên toàn Quốc
-        Được tham gia các lớp Đọc, Kiểm tra, Phân tích Báo cáo Tài chính (khoảng 02 tháng sau khi kết thúc khóa học) miễn phí.
- Được mời tham dự miễn phí các hội thảo về Kế toán – Tài chính do KIMI và các công ty Kế toán – kiểm toán tổ chức.
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Các bạn hãy đến với Kimi Training để đảm bảo được học Kế toán Thực hành tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 –  04.6327 5961
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 / Ms. Nga - 098.441.7791
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Website: http://kimi.com.vn / http://daotaoketoan.info
Kimi Training trân trọng giới thiệu!
Công ty Cam kết nếu học viên nào học xong mà còn yếu thì sẽ được học lại trong khóa sau mà không phải đóng thêm bất kỳ một khoản học phí nào.
“Sự thành thạo trong nghề nghiệp của các bạn là niềm hạnh phúc của chúng tôi!”

Bài tham khảo:

Học Kế toán ở TP.HCM

Chào các bạn.
Hiện nay Kimi Training liên tục tổ chức các khóa học Kế toán Thực hành để đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh ( Học kế toán ở tphcm)
Mọi thông tin về các khóa học vui lòng liên hệ:
Chị Thủy – 0943.900.777
Chị Nga – 098.441.7791
A. Tạo – 0943.900.200
Email: kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn
Kimi trân trọng giới thiệu! :)
===
Hình ảnh các khóa học của Kimi
Nhưng mà 2 bạn này vẫn có cơ hội làm dáng trước ống kính :D
Cả lớp nghe cô dặn dò trước học phần lập BCTC và Kế toán Excel.


Tham khảo thêm khóa học kế toán tổng hợp nữa các bạn nhé!

Học Kế toán ở đâu

Chào các bạn. Có phải các bạn đang băn khoăn không biết học Kế toán ở đâu tốt nhất Hà Nội, mời các bạn tham khảo các khóa học Kế toán của Kimi Training để biết câu trả lời.
Công ty Kế toán Kimi với kinh nghiệm 3 năm Tư vấn và Đào tạo Kế toán, luôn đem lại sự tin yêu của khách hàng và các bạn học viên.
Một số hình ảnh lớp học Kế toán Tổng hợp:


Các học viên của Kimi đều rất vui vẻ để tiếp nhận kiến thức của các Giáo viên, đều là các Kế toán trưởng các Doanh nghiệp ở Hà Nội.
Sau phần Ghi sổ bằng tay, lập BCTC bằng tay, các bạn sẽ học tiếp học phần lập BCTC trên máy, và phần Kế toán tổng hợp trên Excel


Địa chỉ: 
Số 95 Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
Website: http://ketoankimi.com
Trân trọng cảm ơn!

Lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị

Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.

Ở giai đoạn 1, KTQT được xem là một hoạt động đơn thuần mang tính chất kỹ thuật nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Sang giai đoạn 2,  KTQT được xem như một hoạt động quản lý nhưng ở vai trò nhân viên thừa hành, hỗ trợ cho các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin cho mục đích hoạch định và kiểm soát. Ở giai đoạn 3 và 4, KTQT đã trở thành một bộ phận gắn liền với hoạt động quản lý,  các thông tin được cung cấp tức thời cho người quản lý. Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sử dụng nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm:

-  Giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng
-  Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trường chứng khoán

Để phục vụ cho các mục tiêu của nhà quản lý, KTQT hiện đại đã phát triển các công cụ và kỹ thuật phù hợp. Theo đó, các công cụ này bao gồm: công cụ hỗ trợ cho việc hiểu biết thị trường; công cụ cho kế hoạch chiến lược; công cụ đánh giá kết quả; công cụ quản lý và phát triển tri thức.

Như vậy, có thể thấy hiện nay KTQT ở các nước tiên tiến đã phát triển vượt xa khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. KTQT ngày nay đã có những bước tiến rất xa trong những năm cuối thế kỷ 20 để trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị doanh nghiệp. KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin.



Kế toán quản trị và những quy định liên quan

KTQT là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bước đầu vận dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng biệt.

Đánh dấu cho sự mở đầu này khi Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà XHXN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã quy định về KTQT ở các đơn vị như sau: KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4). Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có một quyết định cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc hiểu và vận dụng KTQT ở các DN Việt Nam còn rất mơ hồ.

Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng dẫn về thực hiện KTQT tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, đây là động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp nhà nước đối với việc thực hiện KTQT tại Việt Nam

Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT. Từ khi ra đời đến nay kế toán quản trị vẫn mò mẫm lối đi, vẫn chưa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT. Còn đối với các doanh nghiệp, thì KTQT vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn vận hành

Kế toán quản trị tiến hóa tại Việt Nam

Cũng như theo xu thế tiến hoá chung, kế toán quản trị vào Việt Nam ban đầu với hình thái hệ thống lập kế hoạch (dự toán ngân sách) và quản trị chi phí. Phương pháp lập kế hoạch đã bắt đầu sơ khai từ sau những năm 1985, tuy nhiên bước đầu còn đơn giản và thiếu chính xác. Sau khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc lập kế hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch định của doanh nghiệp mới được phát triển rầm rộ. Phương pháp lập kế  hoạch ở nhiều doanh nghiệp cũng khác nhau. Về cơ bản, phương pháp lập kế hoạch được phân làm 2 cách

- Thứ nhất: lập kế hoạch dự trên sự tăng trưởng. Các doanh nghiệp thường dựa trên sự phát triển của công ty và các số liệu quá khứ (tốc độ tăng trưởng của doanh thu, mức độ gia tăng chi phí) và ước lượng kế hoạch thực hiện cho tương lai. Phương pháp này thường được vận dụng khá phổ biến hiện nay do dể thực hiện và ước lượng tương đối chính xác. Các doanh nghiệp hoạt động trong khối sản xuất thường vận dụng theo phương pháp này

- Thứ hai: dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dựa vào mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian tới và đề ra kế hoạch hành động sao cho thực hiện được mục tiêu đó. Phương pháp lập kế hoạch này thường được vận dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú trong đến việc lập kế hoạch kết hợp giữa hai phương pháp trên do sự phức tạp trong khâu lượng hoá số liệu kế hoạch và hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được.

Hệ thống quản trị và kiểm soát chi phí cũng được hình thành theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, theo cùng với hệ thống lập kế hoạch (dự toán). Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở một vài khoản mục chi phí phát sinh tương đối lớn và chiếm tỉ trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, lương… (trong chi phí bán hàng) ; chi phí tiếp khách, đào tạo,…(trong chi phí quản lý doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí ở khâu sản xuất (đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất) cũng được tổ chức chặt chẽ nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.

Theo Saga
Sưu tầm bởi Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi

Lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị

Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.

Ở giai đoạn 1, KTQT được xem là một hoạt động đơn thuần mang tính chất kỹ thuật nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Sang giai đoạn 2,  KTQT được xem như một hoạt động quản lý nhưng ở vai trò nhân viên thừa hành, hỗ trợ cho các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin cho mục đích hoạch định và kiểm soát. Ở giai đoạn 3 và 4, KTQT đã trở thành một bộ phận gắn liền với hoạt động quản lý,  các thông tin được cung cấp tức thời cho người quản lý. Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sử dụng nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm:

-  Giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng
-  Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trường chứng khoán

Để phục vụ cho các mục tiêu của nhà quản lý, KTQT hiện đại đã phát triển các công cụ và kỹ thuật phù hợp. Theo đó, các công cụ này bao gồm: công cụ hỗ trợ cho việc hiểu biết thị trường; công cụ cho kế hoạch chiến lược; công cụ đánh giá kết quả; công cụ quản lý và phát triển tri thức.

Như vậy, có thể thấy hiện nay KTQT ở các nước tiên tiến đã phát triển vượt xa khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. KTQT ngày nay đã có những bước tiến rất xa trong những năm cuối thế kỷ 20 để trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị doanh nghiệp. KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin.



Kế toán quản trị và những quy định liên quan

KTQT là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bước đầu vận dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng biệt.

Đánh dấu cho sự mở đầu này khi Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà XHXN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã quy định về KTQT ở các đơn vị như sau: KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4). Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có một quyết định cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc hiểu và vận dụng KTQT ở các DN Việt Nam còn rất mơ hồ.

Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng dẫn về thực hiện KTQT tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, đây là động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp nhà nước đối với việc thực hiện KTQT tại Việt Nam

Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT. Từ khi ra đời đến nay kế toán quản trị vẫn mò mẫm lối đi, vẫn chưa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT. Còn đối với các doanh nghiệp, thì KTQT vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn vận hành

Kế toán quản trị tiến hóa tại Việt Nam

Cũng như theo xu thế tiến hoá chung, kế toán quản trị vào Việt Nam ban đầu với hình thái hệ thống lập kế hoạch (dự toán ngân sách) và quản trị chi phí. Phương pháp lập kế hoạch đã bắt đầu sơ khai từ sau những năm 1985, tuy nhiên bước đầu còn đơn giản và thiếu chính xác. Sau khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc lập kế hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch định của doanh nghiệp mới được phát triển rầm rộ. Phương pháp lập kế  hoạch ở nhiều doanh nghiệp cũng khác nhau. Về cơ bản, phương pháp lập kế hoạch được phân làm 2 cách

- Thứ nhất: lập kế hoạch dự trên sự tăng trưởng. Các doanh nghiệp thường dựa trên sự phát triển của công ty và các số liệu quá khứ (tốc độ tăng trưởng của doanh thu, mức độ gia tăng chi phí) và ước lượng kế hoạch thực hiện cho tương lai. Phương pháp này thường được vận dụng khá phổ biến hiện nay do dể thực hiện và ước lượng tương đối chính xác. Các doanh nghiệp hoạt động trong khối sản xuất thường vận dụng theo phương pháp này

- Thứ hai: dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dựa vào mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian tới và đề ra kế hoạch hành động sao cho thực hiện được mục tiêu đó. Phương pháp lập kế hoạch này thường được vận dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú trong đến việc lập kế hoạch kết hợp giữa hai phương pháp trên do sự phức tạp trong khâu lượng hoá số liệu kế hoạch và hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được.

Hệ thống quản trị và kiểm soát chi phí cũng được hình thành theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, theo cùng với hệ thống lập kế hoạch (dự toán). Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở một vài khoản mục chi phí phát sinh tương đối lớn và chiếm tỉ trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, lương… (trong chi phí bán hàng) ; chi phí tiếp khách, đào tạo,…(trong chi phí quản lý doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí ở khâu sản xuất (đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất) cũng được tổ chức chặt chẽ nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.

Theo Saga
Sưu tầm bởi Đào tạo Kế toán Tổng hợp Kimi

Kế toán quản trị: Từ lý luận đến thực tiễn

Chào các bạn. Hôm nay mình mới suu tầm được bài viết rất hay về Kế toán quản trị, các bạn tham khảo nha.


Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản. Ở mức độ khái quát nhất thì đó là tài sản lưu động, tài sản cố định. Ở mức độ chi tiết hơn thì đó là các loại tài sản : tiền, nợ phải thu, các khoản đầu tư, hàng tồn kho, tài sản cố định, v.v…. Ở mức độ chi tiết hơn nữa là: tiền gì ? ở đâu ? nợ phải thu ở đối tượng nào? trong hạn thanh toán hay quá hạn? khoản đầu tư vào đối tượng nào? hiệu quả đầu tư ra sao? cụ thể từng thứ hàng tồn kho ở mức độ nào, chất lượng như thế nào? phù hợp vơi mục đích kinh doanh hay không? v.v… Cứ như vậy, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể mà chi tiết hơn nữa các đối tượng kế toán, nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành tổ chức.

Để thực hiện việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính, kế toán sử dụng các phương pháp:

- Lập chứng từ để thu nhận thông tin.

- Đánh giá để làm cơ sở cho việc ghi sổ, tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị.

- Sử dụng tài khoản để tổng hợp số liệu, theo chỉ tiêu giá trị.

- Ghi sổ kép nhằm phản ánh tài sản theo hai khía cạnh: Hình thức tồn tại và nguồn hình thành.

- Kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng tài sản hiện có.

- Lập báo cáo nhằm cung cấp thông tin.

Những phương pháp này được hình thành trên cơ sở các yêu cầu của kế toán: phản ánh chính xác, phản ánh trung thực, phản ánh kịp thời và các yêu cầu cụ thể khác. Những yêu cầu này lại chính là do nhu cầu sử dụng thông tin đặt ra.

Xét theo đối tượng sử dụng thông tin thì nhu cầu sử dụng thông tin gồm: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và các đối tượng bên trong doanh nghiệp. Mục dích sử dụng thông tin của các đối tượng này có khác nhau, nên nhu cầu thông tin của các đối tượng này cũng khác nhau.

Các đối tượng bên ngoài sử dụng các thông tin để phục vụ cho việc ra các quyết định liên quan đến mối quan hệ kinh tế, giữa doanh nghiệp và các đối tượng này hoặc là phục vụ cho mục tiêu quản lý kinh tế của Nhà nước.

Các đối tượng bên trong doanh nghiệp thì sử dụng các thông tin này phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin khác nhau sẽ quy định những nội dung thông tin khác nhau. Những nội dung thông tin có thể được cung cấp bởi những kênh thông tin khác nhau . Nhưng nếu những thông tin được cung cấp từ một kênh thì phải có tính thống nhất, tính hệ thống nghĩa là đối chiếu được và cần thiết phải đối chiếu, nhằm tăng cường tính chính xác, tính trung thực của thông tin.

Kênh thông tin kế toán cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thì các thông tin này phải có chung điểm xuất phát là hệ thống chứng từ ban đầu. Nhưng có sự khác nhau về xử lý thông tin thu thập được từ chứng từ ban đầu để cho ra các thông tin với nội dung phù hợp nhu cầu thông tin.

Điều này có nghĩa là phương pháp sử dụng trước hết là phương pháp kế toán, sau đó là kết hợp các phương pháp khác để có thể xử lý thông tin, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cụ thể khác nhau.

Từ những phân tích trên cho thấy:

Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống kế toán doanh nghiệp.

Đối tượng của kế toán quản trị cũng là tài sản và sự vận động của tài sản trong qúa trình sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể trong nội bộ doanh nghiệp.

Phạm vi của kế toán quản trị là :

Hạch toán kế toán trên TK cấp 2, 3,4… và sổ chi tiết, đồng thời hạch toán nghiệp vụ trên sổ chi tiết.



Phương pháp tiến hành Phương pháp để tiến hành kế toán quản trị gồm :

1. Phương pháp lập chứng từ : Chứng từ là giấy tờ chứng minh sự phát sinh,hoặc hoàn thành nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ được lập phục vụ cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Do vậy ngoài những nội dung cơ bản của chứng từ để phục vụ yêu cầu kế toán tổng hợp trên TK cấp 1,cấp 2 (những nội dung này đã được quy định trong hệ thống chứng từ do nhà nước ban hành), kế toán còn phải căn cứ vào yêu cầu kế toán chi tiết trên TK cấp 3, 4 v.v… và sổ chi tiết để quy định thêm các nội dung ghi chép trên chứng từ để phục vụ yêu cầu này. Chứng từ sau khi lập được chuyển cho bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị (mỗi bộ phận một liên ) để làm căn cứ hạch toán.

2. Phương pháp đánh giá: Là dùng tiền biểu hiện giá trị tài sản. Nguyên tắc đánh giá của kế toán tài chính là : giá gốc (giá thực tế ). Trong kế toán quản trị, tài sản cũng được đánh giá theo giá gốc,để đối chiếu số liệu giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ yêu cầu quản lý tức thời, cần thiết phải sử dụng giá ước tính (giá hạch toán ) trong kế toán quản trị

3. Phương pháp tài khoản là phương pháp tập hợp hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ nhằm phản ánh và giám đốc thường xuyên từng đối tượng kế toán. Trong kế toán quản trị các TK được sử dụng để theo dõi từng đối tượng của kế toán quản trị, đây là đối tượng của kế toán tài chính được chi tiết hoá, theo yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý doanh nghiệp.

4. Phương pháp ghi sổ kép là cách ghi nghiệp vụ kinh tế vào TK kế toán, thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.

5. Phương pháp tính giá thành : Là phương pháp xác định chi phí trong một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành sản xuất. Trong kế toán quản trị việc tính giá thành được tiến hành theo yêu cầu hạch toán nội bộ.

6. Phương pháp lập báo cáo nội bộ theo yêu cầu cung cấp thông tin của các nhà quản lý doanh nghiệp theo các cấp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.

7. Phương pháp đồ thị để phục vụ cho việc ra các quyết định, lập phương án kinh doanh.

Như vậy phương pháp kế toán quản trị cũng là phương pháp kế toán nói chung, nhưng có các đặc điểm riêng để phù hợp với tính chất thông tin của kế toán quản trị, đó là :

-Tính đặc thù nội bộ của các sự kiện.

-Tính linh hoạt, tính thích ứng với sự biến biến đổi hàng ngày của các sư kiện.

-Tính chất phi tiền tệ được chú trọng nhiều hơn trong các chỉ tiêu báo cáo.

-Tính dự báo ( phục vụ việc lập kế hoạch ).

-Tính pháp lý đối với tài liệu gốc và tính hướng dẫn ở thông tin trên báo cáo quản trị.

-Không có tính chuẩn mực chung.

Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, để xác định nội dung kế toán quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể.

Nội dung này mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng có thể khái quát thành các nội dung sau :

 ° Kế toán chi tiết tài sản cố định: Gồm việc hạch toán về số lượng, giá trị, các thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, mức khấu hao, sự biến động về số lượng, về giá trị do nhượng bán, do thanh lý, do chuyển nội bộ, do điều chuyển theo lệnh cấp trên v.v…

° Kế toán chi tiết vật tư , hàng hoá, thành phẩm : Gồm việc hạch toán theo số lượng và giá trị của từng thứ, từng nhóm, theo từng kho (nơi quản lý ).

° Kế toán chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng nợ, từng nghiệp vụ phát sinh nợ và thanh toán nợ, theo dõi kỳ hạn thanh toán nợ, hạch toán chi tiết khoản nợ bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam.

° Kế toán chi phí phát sinh theo từng đối tượng hạch toán, theo nội dung kinh tế, theo khoản mục giá thành. Xác định giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành.

° Kế toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo các đối tượng góp vốn.

° Kế toán chi phí và thu nhập theo từng bộ phận trong doanh nghiệp, theo yêu cầu hạch toán nội bộ.

° Lập các báo cáo nội bộ theo định kỳ (do các nhà quản lý doanh nghiệp quy định và báo cáo nhanh theo yêu cầu đột xuất để phục vụ yêu cầu ra quyết định của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.

° Thu thập và xử lý thông tin để phục vụ yêu cầu ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn.

° Lập dự toán để phục vụ chức năng giám sát quá trình sản xuất kinh doanh.

Những nội dung trên đã bao gồm nội dung kế toán chi tiết mà lâu nay hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện, nhưng ở mức độ ghi nhận sự kiện, chưa tổng hợp thành các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý.

Ngoài ra còn những nội dung mang tính tài chính để phục vụ yêu cầu lập kế hoạch thì hầu như chưa thực hiện. Điều này chấp nhận được với một nền kinh tế mang tính bao cấp, trong đó tính chủ động không nhiều, tính dự báo không phải là yêu cầu cấp thiết.

Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đầy phức tạp, nhiều biến động, nhiều rủi ro. Doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, phải tự quyết định các vấn đề kinh tế tài chính có liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó thông tin để làm cơ sở cho các quyết định phải là thông tin nhiều mặt, thông tin hữu ích. Những thông tin này không chỉ trong khuôn khổ hạch toán kế toán, mà nó còn mang tính hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và không loại trừ các chỉ tiêu tài chính, bởi vì kế toán và tài chính luôn có các quan hệ mật thiết trong các sự kiện kinh tế. Loại thông tin này chỉ được cung cấp bởi bộ phận kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Như vậy kế toán quản trị không chỉ là kế toán chi tiết mà là kế toán chi tiết và phân tích phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phần kế toán tài chính là phần được chú trọng duy nhất, mặc dù các yêu cầu về cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý luôn được đặt ra.

Có tình trạng này là do : Hệ thống kế toán doanh nghiệp vốn vận hành theo chế độ kế toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập nhật đến nội dung kế toán tài chính (trong đó bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ở một số đối tượng ). Cho nên các doanh nghiệp đã không tự tìm đến hệ thống kế toán nào khác ngoài hệ thống kế toán tài chính.

Để hệ thống kế toán quản trị được áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, vận hành đồng thời với hệ thống kế toán tài chính, cần phải có sự hướng dẫn, sự tác động từ phía Nhà nước.

Tuy nhiên kế toán quản trị xuất phát từ mục tiêu quản lý doanh nghiệp, mang tính đặc thù của loại hình hoạt động, nên không thể mang tính bắt buộc thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, là chủ thể hành động, cần phải nhận thức rõ sự cần thiết của kế toán quản trị, phân biệt phạm vi kế toán quản trị, nội dung kế toán quản trị, phương pháp tiến hành kế toán quản trị, để tổ chức bộ máy tiến hành công tác kế toán quản trị, tổ chức sổ, xây dựng hệ thống báo cáo



Chức năng của kế toán quản trị

Trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch,chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định).

- Đối với chức năng lập kế hoạch. Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo.

-Đối với chức năng kiểm tra. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp.

-Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau.



Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao động,về thị trường lao động.v.v…



Báo cáo quản trị

Từ những nội dung thông tin cụ thể để thiết kế các báo cáo quản trị, quy định trách nhiệm và định kỳ lập các báo cáo quản trị do bộ phận kế toán quản trị lập bao gồm :

1. Báo cáo về vốn bằng tiền : tiền mặt tại quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từng loại tiền (VNĐ, ngoại tệ các loại)

2. Báo cáo về công nợ : Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán (trong hạn thanh toán, quá hạn thanh toán.v.v…)

3. Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất : báo cáo chi phí theo từng nội dung kinh tế, báo cáo chi phí theo từng bộ phận, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành theo khoản mục (nếu lập giá thành kế hoạch theo khoản mục ), theo yếu tố (nếu lập giá thành kế hoạch theo yếu tố ). Ngoài việc tính giá thành thực tế, còn có thể cần phải tính giá thành thực tế kết hợp với dự toán để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc định giá bán sản phẩm hoặc ký hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này các báo cáo giá thành được thể hiện bằng phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành được thiết kế trên cơ sở phương pháp tính giá thành đã lựa chọn.

4. Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…



Nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo quản trị, cần phải tổ chức sổ kế toán để ghi chép theo mục tiêu kế toán quản trị : Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Sổ kế toán quản trị gồm:

1. Các sổ chi tiết theo đối tượng kế toán cần chi tiết ở mức độ cao nhất mà không thể mở TK chi tiết. Ví dụ : các đối tượng là TSCĐ, hàng tồn kho, công nợ v.v…Việc ghi chép trên các sổ chi tiết này theo chỉ tiêu tiền tệ và phi tiền tệ. Chỉ tiêu tiền tệ được tổng hợp lại để đối chiếu với phần kế toán tổng hợp thuộc kế toán tài chính. Trong sổ chi tiết có thể sử dụng chỉ tiêu tiền tệ theo giá ước tính để phục vụ cho việc cung cấp thông tin nhanh, cuối kỳ sẽ điều chỉnh về chỉ tiêu giá thực tế để đối chiếu.

2. Các sổ TK cấp 3, cấp 4 v.v …sử dụng trong trường hợp các đối tượng kế toán có yêu cầu chi tiết không cao.

3. Các bảng tính,các biểu đồ, sử dụng trong trường hợp cần phải tính toán các chỉ tiêu, biểu diễn các chỉ tiêu, phục vụ cho việc khảo sát các tình huống để làm căn cứ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn.

Kiến nghị

Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán Việt Nam đang được chuyển đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc xác định rõ phạm vi kế toán quản trị là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị và hoàn thiện nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Nhà nước cần tham gia vào việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị với tư cách là người hướng dẫn, không can thiệp sâu vào công tác kế toán quản trị,nhưng cũng không nên thả nổi vấn đề này, bởi vì nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

Để thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần phải làm một số công việc sau:

1. Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam, bao gồm các nội dung:

- Xác định rõ phạm vi kế toán quản trị và nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

- Xác lập mô hình kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp: công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông, bưu điện v.v…

- Xác lập mô hình kế toán quản trị theo từng quy mô : Doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô trung bình, doanh nghiệp quy mô nhỏ.

2. Hướng dẫn, định hướng kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung:

- Phân loại chi phí.

- Số lượng,nội dung khoản mục giá thành sản phẩm dịch vụ.

- Xác định các trung tâm chi phí, theo từng ngành khác nhau.

- Yêu cầu hạch toán chi tiết về thu nhập.

- Các phương pháp tập hợp chi phí theo đối tượng hạch toán.

- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.

- Các phương pháp tính giá thành.

- Các loại dự toán.

- Các loại báo cáo quản trị.

- Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Các loại sổ chi tiết, thẻ chi tiết. v.v…

Kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù, là vấn đề mang màu sắc chi tiết, gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà nước như trên, để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế, và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính

Theo webketoan.vn